Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn thêm địa điểm trên Google Maps

 Hướng dẫn thêm địa điểm vào bản đồ của Google (Google Maps)

Sử dụng máy tính để thêm địa điểm vào Google Maps

Thực hiện thêm một điểm vào bản đồ của Google (Google Maps) qua các bước sau:

+ Bước 1: Truy cập vào bản đồ của Google

+ Bước 2: Tìm đến vị trí cần thêm địa điểm

+ Bước 3: Tạo địa điểm

+ Bước 4: Chờ Google Maps xét duyệt thông tin



Chi tiết quá trình thực hiện:

Bước 1: Truy cập vào bản đồ của Google

- Mở Google Chrome, đăng nhập vào email google, sau đó truy cập vào bản đồ theo đường dẫn https://www.google.com/maps/

- Bật cho phép Google Maps truy cập thông tin vị trí: trên thanh địa chỉ, tại vị trí có biểu tượng như hình, click vào chọn "Luôn cho phép google.com truy cập thông tin vị trí của bạn" > chọn "Xong". Sau khi chọn xong như vậy biểu tượng địa điểm trên thanh địa chỉ sẽ mất đánh dấu màu đỏ, và chuyển trạng thái thành "Trang web này có thể truy cập thông tin vị trí của bạn"


Bước 2: Tìm đến vị trí cần thêm địa điểm

Di chuyển và phóng to bản đồ đến vị trí cần tạo địa điểm, ví dụ như cần tạo một địa điểm tại vị trí đầu mũi tên màu đỏ như hình bên dưới đây


Bước 3: Tạo địa điểm

Click chuột phải vào vị trí đã xác định, chọn "Thêm địa điểm bị thiếu"


Nhập thông tin cho địa điểm cần tạo:


Cuộn xuống, kiểm tra và chỉnh sửa vị trí trên bản đồ (nếu cần) bằng cách nhấn vào "Chỉnh sửa vị trí trên bản đồ"

Nhập thêm một số thông tin khác như: giờ mở cửa, số điện thoại, trang web, ngày khai trương.
Bổ sung thêm hình ảnh khác để mô tả cho địa điểm.

Kiểm tra lần cuối các thông tin sau đó click "Đăng"

Trường hợp địa điểm có sự trùng lặp, Google Maps sẽ có thông báo như hình bên dưới đây. Nếu thấy không cần thêm lại sẽ chọn "Quay lại", nếu vẫn muốn thêm địa điểm mới vì lý do gì khác sẽ chọn "Vẫn gửi"


Sau khi gửi xong, Google Maps sẽ có thông báo như sau:


Bước 4: Chờ Google Maps xét duyệt thông tin. 

Google Maps sẽ thông báo cho bạn bằng 1 email với nội dung như sau. Việc còn lại của bạn là chờ đợi thông tin địa điểm được Google hiển thị nếu hợp lệ.

Nội dung chỉnh sửa của bạn đã được chấp nhận.
Nội dung chỉnh sửa của bạn đối với [tên địa điểm] đã được chấp nhận. Xin lưu ý rằng một số nội dung thay đổi có thể mất đến 24 giờ để xuất hiện trên Google.
Cảm ơn bạn đã cải thiện Google Maps! Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp Google Maps trở nên chính xác hơn, hữu ích hơn cho tất cả mọi người.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xóa nhanh tất cả dữ liệu trong một bảng Microsoft SQL Server bằng TRUNCATE

 Thường chúng ta sẽ  sử dụng câu lệnh DELETE để xóa dữ liệu, và xóa hết dữ liệu trong một bảng bằng câu lệnh có cú pháp "delete from table <tên của bảng>". Cách xóa này thường rất mất thời gian, nếu dữ liệu trong bảng nhiều. Vậy có cách nào xóa nhanh hơn không? Chúng ta có thể sử dụng câu lệnh TRUNCATE để xóa tất cả dữ liệu trong bảng với thời gian nhanh hơn nhiều so với sử dụng câu lệnh xóa thông thường. Nhưng có một số vấn đề cần phải lưu ý khi thực hiện truncate dữ liệu của một bảng, đó là: - Truncate sẽ xóa hết tất cả (lưu ý là "tất cả" nhé) - Không truncate được khi bảng có khóa ngoại (trừ trường hợp khóa ngoại trong chính bảng cần xóa) - Khi đã truncate rồi khi không có cửa để phục hồi lại như sử dụng lệnh delete đâu nha. Cú pháp: TRUNCATE TABLE <TÊN BẢNG> Một số sql script hữu ích sử dụng kèm: 1. Giảm dung lượng theo phần trăm Cách này sẽ giảm kích thước của database (gồm cả file data và file log) xuống duy trì 10% free cho database: DBCC SHRINKDA

Windows Server - Khắc phục lỗi Windows Server 2016/2019/2022 tự shutdown sau khi hết hạn trial

Khắc phục Windows Server tự shutdown sau khi hết hạn trial Sau khi thời gian trial của Windows Server 2016/2019/2022 hết thời gian trial, Windows sẽ tự shutdown. Có thể xem trong Event Viewer > Windows Logs > System: Để tăng thời gian trial, có thể thực hiện theo các bước sau:  Mở Windows PowerShell B1:  > slmgr -dlv B2: > slmgr -rearm B3:  Restart Windows B4:  > slmgr -dli

Một số điều thú vị về môn võ Taekwondo tại Việt Nam

Thú vị và lộn xộn nhất có lẽ là về màu đai cho võ sinh Taekwondo tại Việt Nam Hệ thống đẳng cấp của Taekwondo tại Việt Nam phổ biến nhất là theo Taekwondo WTF. Có 8 cấp và 10 đẳng tương ứng với các màu đai tương ứng như sau: Màu đai Đẳng cấp Danh xưng Thời gian Bài quyền thi cuối Trắng Cấp 8 (geup) Võ sinh Nhập môn 1 Vàng Cấp 7 Võ sinh 3 tháng 2 Xanh lá Cấp 6 Võ sinh 3 tháng 3 Xanh dương Cấp 5 Võ sinh 3 tháng 4 Đỏ Cấp 4 Võ sinh 3 tháng 5 Đỏ Cấp 3 Võ sinh 3 tháng 6 Đỏ Cấp 2 Võ sinh 3 tháng 7 Đỏ Cấp 1 Võ sinh 3 tháng 8 Đen 1 đẳng (dan/poom) Võ sinh huyền đai (Nếu dưới 16 tuổi sẽ mang đai đỏ đen - gọi là poom. Tối đa 4 poom.) 6 tháng 9 Đen 2 đẳng Trợ lý Huấn luyện viên 1 năm 10 Đen 3 đẳng Trợ lý Huấn luyện viên 2 năm 11 Đen 4 đẳng Huấn luyện viên 3 năm 12 Đen 5 đẳng Huấn luyện viên 13 Đen 6 đẳng Võ sư 14 Đen 7 đẳng Võ sư 15 Đen 8 đẳng Võ sư 16 Đen 9 đẳng Võ sư 17 Đen 10 đẳng Võ sư Nhưng cũng có một số biến thể khác nhau, có thể là như sau: Màu đai Đẳng cấp So với màu đai WTF Trắng Cấp 8 T